Monday, August 8, 2016

Tin thế giới 18h30: Tàu chiến Mỹ thăm Trung Quốc

Hôm nay (8/8), một tàu khu trục USS Benfold của Mỹ mang tên lửa dẫn đường đã cập cảng Thanh Đảo ở miền bắc Trung Quốc. Nhật Bản tố Trung Quốc đặt trộm radar quân sự ở biển Hoa Đông.
Mỹ - Trung
*  Theo trang NDTV của Ấn Độ, tàu khu trục USS Benfold của Mỹ đã cập cảng Thanh Đảo, Trung Quốc để chuẩn bị diễn tập chung với hạm đội phương Bắc của Trung Quốc.
Trung tá hải quân Mỹ Just L. Harts cho biết, chuyến thăm nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ với Hải quân Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông cũng đề cập đến những căng thẳng ở Biển Đông.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu chiến Mỹ tới Trung Quốc kể từ khi Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII ra phán quyết bác “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.


Tàu khu trục USS Benfold của Mỹ 

* Theo Thời báo Phố Wall (WSJ), hôm 7/8, Nhật Bản cho biết, những ngày gần đây, nước này liên tục phải gửi công hàm phản đối những hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Hoa Đông.Nhật – Trung
Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay việc đưa tàu vào các vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp giữa hai nước mà Tokyo đang kiểm soát.
Đặc biệt, Tokyo cáo buộc Bắc Kinh đang lắp trộm radar quân sự trên một giàn khoan dầu khí ở biển Hoa Đông.
Tokyo cho rằng Bắc Kinh có ý định biến giàn khoan thành một cơ sở quân sự.
Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa có phản hồi chính thức nào về thông tin trên.
Anh
* Đại diện của khối “Đảng Dân tộc Scotland”  (SNP, đảng có số ghế nhiều thứ ba trong Hạ viện Vương quốc Anh) đã lên tiếng khẳng định rằng đảng SNP sẽ bỏ phiếu phủ quyết đối với bất cứ nghị quyết nào liên quan đến việc đưa Anh rút khỏi EU (Brexit) khi vấn đề này được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Anh.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, những người bỏ phiếu ủng hộ Brexit chủ yếu là cử tri Anh và xứ Wales. Trong khi đó có đến 62% cử tri Scotland bỏ phiếu phản đối đưa Vương quốc Anh rút khỏi EU.
Trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6 về quy chế thành viên của Anh trong EU. Kết quả cuối cùng cho thấy có 51,9% người dân Vương quốc Anh lựa chọn phương án Brexit và 48,1% phản đối phương án này.
Thái Lan
* Reuters đưa tin, hôm 7/8, kết quả trưng cầu dân ý sơ bộ cho thấy,đa số cử tri Thái Lan ủng hộ hiến pháp do chính quyền quân sự nước này soạn thảo, mở đường cho cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào năm tới.

Binh sĩ Thái Lan bỏ phiếu hôm 7/8.

Chính quyền quân sự cho hay, hiến pháp mới là nhằm giúp Thái Lan vượt qua những tàn dư của hơn một thập kỉ chia rẽ trong hệ thống chính trị.Chỉ có khoảng 55% cử tri đi bầu, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 80% của Ủy ban Bầu cử.  200.000 cảnh sát đã được triển khai để bảo vệ cuộc bỏ phiếu.
Tuy nhiên, nhiều đảng chính trị của Thái Lan và các nhà phê bình chính phủ cho rằng, hiến pháp mới sẽ duy trì quyền lực chính trị cho quân đội trong nhiều năm tới.
Iran – Mỹ
* Theo tờ Telegraph, hôm 7/8, các quan chức tư pháp Iran khẳng định đã treo cổ nhà khoa học Shahram Amiri, người bị cáo buộc làm gián điệp và bán các bí mật quốc gia cho Mỹ.
Amiri là một chuyên gia về đồng vị phóng xạ tại Đại học Malek Ashtar Tehran, trực thuộc Bộ Quốc phòng Iran. Ông đột nhiên biến mất khi đang tham gia lễ hành hương tới thánh địa Hồi giáo ở Ả Rập Xê-út hồi năm 2009 và từ Washington trở về Tehran một năm sau đó.

Nhà khoa học Shahram Amiri

Triều Tiên – MỹKể từ khi trở về Tehran, Amiri luôn cho rằng ông bị gián điệp Ả Rập Xê-út và Mỹ bắt cóc rồi giam giữ trái phép. Tuy nhiên, giới chức Mỹ lại nói Amiri đã nhận 5 triệu USD để cung cấp cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thông tin về chương trình hạt nhân Iran.
* Triều Tiên cáo buộc Mỹ đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân, sau khi Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer tới khu vực Thái Bình Dương.
Bình Nhưỡng cho rằng Washington "đang ngày càng bộc lộ rõ ràng những hành động lật đổ Triều Tiên bằng việc huy động tất cả các khí tài chiến tranh hạt nhân".
* Reuters đưa tin, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đã quở trách gay gắt việc Trung Quốc chỉ trích quyết định của Seoul và Washington về việc triển khai Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc.
Seoul cho rằng, Bắc Kinh nên thể hiện vai trò mạnh mẽ hơn trong việc kiềm chế Triều Tiên gây bất ổn khu vực thay vì lên án Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc.
PHẠM KHÁNH (Tổng hợp)

0 comments:

Post a Comment