Tờ The National Interest (NI) viết, những công nghệ quốc phòng bắt chước của Nga và Hoa Kỳ đã giúp Trung Quốc bắt kịp những quốc gia này trong lĩnh vực sản xuất vũ khí và tạo cơ sở để họ tự phát triển công nghệ riêng của mình.

Trung Quốc trong một thời gian dài đã bù đắp sự thiếu hụt các thiết kế trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng của mình bằng hoạt động gián điệp công nghiệp.Tờ The National Interest (NI) viết, những công nghệ quốc phòng bắt chước của Nga và Hoa Kỳ đã giúp Trung Quốc bắt kịp những quốc gia này trong lĩnh vực sản xuất vũ khí và tạo cơ sở để họ tự phát triển công nghệ riêng của mình. Hiện Bắc Kinh có thể đang rất lo ngại những hoạt động gián điệp đến từ đối thủ của mình.
Chiến lược này giúp Bắc Kinh đuổi kịp những quốc gia đứng đầu Thế giới trong lĩnh vực sản xuất vũ khí và bắt đầu tạo ra những công nghệ mang tính sáng tạo riêng của mình.
Đầu tiên theo TNI phải kể đến mẫu tiêm kích phản lực MiG-21 của Liên Xô cũ. Chính Liên Xô cũ đã cung cấp bản thiết kế mẫu tiêm kích này cho Trung Quốc với hy vọng cải thiện quan hệ 2 bên trong những năm đầu thập niên 60 của Thế kỷ trước (XX).
Nỗ lực sản xuất máy bay loại này thất bại, tuy vậy Bắc Kinh đã sử dụng tài liệu nhận được (từ Liên Xô) để tự chế tạo tiêm kích J-17 và thậm chí còn bán phiên bản xuất khẩu của J-17 ra nước ngoài.
Một trong số những quốc gia mua tiêm kích này là Hoa Kỳ, họ sử dụng J-17 làm mục tiêu giả định để đào tạo các phi công chiến đấu của mình.

Tiêm kích Su-27 của Nga.

Mẫu vũ khí tiếp theo Trung Quốc bắt chước Nga là máy bay chiến đấu đa năng hiện đại Su-27 mà TNI gọi nó là “một trong những chiến đấu cơ nguy hiểm nhất trong cuộc chiến giành ưu thế trên không hiện nay”.
Trường hợp này, Trung Quốc lại một lần nữa có được công nghệ sản xuất Su-27 một cách hợp pháp bằng cách mua lại từ Nga trong những năm 1990. Thời kỳ này tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Liên bang Nga rất cần người mua và các nguồn vốn rót vào.
Nhưng sau đó Trung Quốc đã vi phạm các điều khoản của hợp đồng với Nga và bắt đầu cài đặt hệ thống điện tử do mình thiết kế cho máy bay J-11, phiên bản Trung Quốc của Su-27.
Ngoài ra dựa trên cơ sở Su-27 Bắc Kinh cũng bắt đầu phát triển một phiên bản chiến đấu cơ sử dụng trên tàu sân bay của họ.
3 vị trí còn lại trong danh sách các loại vũ khí mà TNI cho rằng Trung Quốc đã sao chép công nghệ thuộc về Mỹ. Một trong số này là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ.

Tiêm kích F-35 của Không quân Mỹ

Các chuyên gia Mỹ từ lâu đã đoán rằng, Trung Quốc đang đánh cắp thông tin về loại vũ khí này. Tuy vậy sau khi cựu nhân viên NSA Snowden công bố dữ liệu về hoạt động gián điệp công nghiệp quy mô lớn của Trung Quốc và xuất hiện những thông tin công khai về J-31 thì có thể đoán rằng, mẫu chiến đấu cơ của Trung Quốc (J-31) đã được sao chép từ thiết kế của Mỹ.
Ngoài ra theo thông tin tình báo của Hoa Kỳ, Trung Quốc sử dụng tin tặc để đánh cắp thông tin về công nghệ phát triển máy bay không người lái (UAV) của Mỹ.
Những thông tin đánh cắp này khiến Bắc Kinh vào năm 2010 vẫn là một quốc gia còn kém xa Washington về công nghệ sản xuất UAV, đến nay đã có thể cạnh tranh với Mỹ về công nghệ này.
Công nghệ mới nhất mà Trung Quốc sao chép được trong danh sách của NI là thiết bị nhìn (quan sát) ban đêm. Sau chiến tranh ở Việt Nam Mỹ đầu tư rất nhiều kinh phí để đạt được ưu thế trong hoạt động các ban đêm.
TNI viết rằng, Trung Quốc đang khai thác công nghệ này của Mỹ bằng cách sử dụng tin tặc và cả phương pháp truyền thống là mua sắm thiết bị, vũ khí bất hợp pháp thông qua các doanh nghiệp Trung Quốc.
Tạp chí Mỹ ghi nhận Hoa Kỳ hiện đang cố gắng bằng mọi cách bảo vệ mình khỏi hoạt động gián điệp của Trung Quốc, tuy nhiên tính tới khối lượng thương mại giữa hai bên thì việc ngăn chặn rò rỉ công nghệ gần như là không thể thực hiện được.
Bên cạnh đó Trung Quốc còn thành lập một cơ sở riêng để phát triển đổi mới công nghệ. Trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng, Trung Quốc hiện đã bắt kịp Mỹ và thậm chí còn vượt qua Nga trong một số trường hợp.
Vì vậy chẳng bao lâu nữa Trung Quốc có thể sẽ phải lo lắng về các hoạt động gián điệp liên quan đến công nghệ quốc phòng từ các đối thủ khác.
Đức Dũng (lược dịch) The National Interest