Thursday, August 4, 2016

10 sự kiện khiến EU sẽ lại "rung chuyển"

Sự kiện Brexit, làn sóng khủng bố ở châu Âu, cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng, các sự kiện bất ổn ở Thổ Nhĩ Kỳ… cho thấy châu Âu đang vướng vào một cuộc khủng hoảng dường như chưa có hồi kết. Và 10 sự kiện tiếp theo sẽ khiến châu Âu "rung chuyển".

Thủ tướng Đức Merkel

1. Các cuộc bầu cử ở Mecklenburg-Vorpommern và Berlin, Đức ngày 4 và 8/9Sự kiện Brexit, làn sóng khủng bố ở châu Âu, cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng, các sự kiện bất ổn ở Thổ Nhĩ Kỳ… cho thấy châu Âu đang vướng vào một cuộc khủng hoảng dường như chưa có hồi kết. Một loạt cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý sắp tới sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc liệu EU có thể vượt qua các thách thức mới hay không.
Các cuộc bầu cử ở hai khu vực trên của Đức sẽ cho thấy được xu hướng của nền kinh tế hàng đầu châu Âu trước khi diễn ra bầu cử Quốc hội năm 2017. Trước thềm bầu cử, uy tín của đảng “Sự thay thế cho nước Đức- AfD”, đảng phản đối chính sách nhập cư của Thủ tướng A.Merkel, đang ngày càng gia tăng, nhất là sau các vụ khủng bố hồi tháng 7 vừa qua ở Đức.
AfD đang gia tăng mạnh mẽ uy tín của mình trong bối cảnh người Đức đang ngày càng không hài lòng với chính sách của bà Merkel trong vấn đề người nhập cư. Đảng cánh hữu này đang sẵn sàng đưa ra những thử thách thật sự đối với đảng Liên minh Dân chủ-Thiên chúa giáo của bà Merkel.
Theo đánh giá của hãng thông tấn Bloomberg, AfD có khá nhiều cơ hội giành chiến thắng ngay tại Mecklenburg-Vorpommern, quê hương của bà Merkel. AfD cũng có không ít cơ hội tại thủ đô Berlin.
2. Cuộc bầu cử Quốc hội ở Croatia ngày 11/9
Croatia sẽ tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ hai chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm. Tháng 11/2015, cử tri Croatia đã đi bầu cử Quốc hội. Chính phủ liên minh đã không giải quyết được các mâu thuẫn nội tại giữa các đảng phái, dẫn đến sụp đổ vào tháng 6 vừa qua.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận xã hội, các lực lượng theo trường phái dân chủ-xã hội có nhiều cơ hội sẽ giành chiến thắng. Chính phủ sắp tới ở Croatia sẽ phải giải quyết bài toán về giảm thâm hụt ngân sách và đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ chưa từng có như hiện nay.
3.Các cuộc bầu cử ở xứ Basque, Tây Ban Nha vào 25/9
Sau các cuộc bầu cử Quốc hội, các lực lượng theo tư tưởng chủ nghĩa dân tôc ở xứ Basque đã nhanh chóng lên tiếng yêu cầu Madrid cung cấp thêm tiền và đảm bảo quy chế tự trị sâu rộng hơn. Điều này đang làm gia tăng áp lực lên mô hình Hiến pháp của đất nước vốn đang phải đối phó với tâm lý đòi ly khai đang ngày càng gia tăng ở Catalonia.
Các chuyên gia dự đoán rằng các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc xứ Basque sẽ vẫn tiếp tục nắm chính quyền, còn lực lượng “Podemos” phản đối chính sách thắt chặt tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu có thể giành vị trí thứ ba trong cuộc bầu cử sắp tới.

Thủ tướng Italia Matteo Renzi

4. Trưng cầu dân ý ở Italia, tháng 10/2016
Hiện sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Italia Matteo Renzi đang đứng trước thử thách thực sự. Người Italia trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới sẽ được bày tỏ nguyện vọng phản đối hay ủng hộ kế hoạch cải tổ bộ máy chính quyền lớn nhất trong vài thập kỷ qua của đảng Dân chủ.
Một trong những điều khoản chính trong chương trình cải cách này là tước bỏ quyền của Thượng viện trong việc giải tán Chính phủ, đồng thời cắt giảm 2/3 số thành viên Thượng viện.
Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận xã hội do Tổ chức xã hội học Euromedia tiến hành hồi tháng 7 vừa qua, có 35% người dân Italia phản đối kế hoạch cải cách của Chính phủ, 29% ủng hộ kế hoạch này và 18% vẫn chưa xác định được quan điểm của mình.
Thủ tướng Renzi cam kết rằng nếu như thất bại trong trưng cầu dân ý sắp tới, ông sẽ từ chức.
Rủi ro khác đối với Chính phủ Italia là sự lớn mạnh của đảng “Phong trào 5 ngôi sao”. Đây cũng là lực lượng muốn tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về quy chế thành viên của Italia trong EU (tương tự như trưng cầu dân ý về Brexit ở Anh). Ít nhất là trong một cuộc thăm dò dư luận xã hội, uy tín của “Phong trào 5 ngôi sao” đã vượt qua uy tín của đảng Dân chủ cầm quyền.
5. Bầu cử Tổng thống Áo, ngày 2/10
Đảng cực hữu Tự do sẽ có thêm cơ hội đưa người của mình vào chức vụ lãnh đạo cao nhất nước Áo. Nguyên nhân là do Tòa án Tối cao Áo đã đưa ra quyết định hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử ngày 22/5 vừa qua để tổ chức cuộc bầu cử mới.
Trong cuộc bầu cử ngày 22/5, ứng cử viên đảng Xanh Aleksandr van der Bellen dường như đã giành chiến thắng trước ứng cử viên tự do Norbert Hofer.
Theo kết quả thăm dò dư luận xã hội, đảng phản đối người nhập cư Dân chủ đang có cách biệt đáng kể so với các đảng chính trị chủ chốt của Áo.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để nói về kết quả bầu cử sắp tới. Cuộc chiến giành ghế Tổng thống Áo dự kiến sẽ diễn ra khá căng thẳng.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban

6. Trưng cầu dân ý ở Hungary, ngày 2/10
Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đề nghị cử tri Hungary cho ý kiến về vấn đề: Liệu EU có quyền buộc Hungary phải chấp nhận quota phân bổ người nhập cư mà không cần phải có sự nhất trí của Quốc hội hay không?
Bản thân ông Orban là người phản đối kế hoạch của Brussels trong việc phân bổ người tị nạn đến từ châu Á và châu Phi vào các nước châu Âu, trong đó có Hungary. Tuy nhiên, do Orban không có nhiều cơ hội phản đối kế hoạch này nên quyết định tổ chức trưng cầu dân ý.
Đối với cuộc trưng cầu dân ý sắp tới, mọi thứ vẫn đang trong tầm kiểm soát của ông Orban. Phần lớn cử tri Hungary hiện đang phản đối tiếp nhận người nhập cư.
Tuy nhiên, dù sao cuộc trưng cầu dân ý sắp tới cũng sẽ mang đến nhiều rủi ro cho ông Orban. Nếu như tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở mức dưới 50% và kết quả trưng cầu dân ý bị coi là không có giá trị thì uy tín của ông Orban sẽ giảm sút mạnh.
7. Các cuộc bầu cử khu vực ở Cộng hòa Czech, tháng 10/2016
Các cuộc bầu cử sắp tới sẽ trở thành bài kiểm tra thực sự đối với đương kim Thủ tướng Boguslav Sobotky và cho thấy ông đang kiểm soát đảng Dân chủ-Xã hội ở mức độ nào.
Một thất bại, thậm chí là chiến thắng không ấn tượng của đảng Dân chủ-Xã hội sẽ làm gia tăng căng thẳng trong nội bộ đảng này, cũng như sẽ dẫn đến việc Sobotky bị phế truất và thay thế bởi nhân vật không thân thiện với EU.
Theo kết quả thăm dò dư luận xã hội, đảng của Sobotky đang lép vế trước đảng ANO của Bộ trưởng Tài chính Andrey Babish. ANO phản đối việc củng cố liên kết trong EU và quy chế thành viên của Czech trong EU.
8. Bầu cử Quốc hội Litva, ngày 9/10
Sau cuộc bầu cử vào Quốc hội Litva, đảng cánh hữu “Liên minh nông dân và Litva xanh” có thể sẽ gia nhập vào liên minh cầm quyền ở Litva.
Mặc dù hiện nay, theo kết quả thăm dò dư luận xã hội, đảng cầm quyền Dân chủ-Xã hội đang vượt qua các đối thủ cạnh tranh nhưng khoảng cách không lớn. Điều này sẽ khiến cuộc cạnh tranh giữa đảng này với liên minh đối lập “Liên minh tổ quốc-Dân chủ Thiên chúa giáo Litva” trở nên khốc liệt hơn.
9. Bầu cử Quốc hội ở Romania, tháng 11 hoặc đầutháng 12/2016
Dường như cử tri Romania sẽ bỏ phiếu giải tán chính phủ mang tính chất kỹ thuật hiện nay. Romania có thể sẽ rơi vào bế tắc chính trị nếu như đảng Dân chủ-Xã hội đứng đầu là Thủ tướng đầy tai tiếng Viktor Ponta không giành được đa số phiếu trong quốc hội mới.
Trong khi đó, sự phát triển kinh tế của Romania cũng đang bị chậm lại. Hệ thống tài chính nước này cũng đang nằm trong tình trạng đe dọa do Chính phủ và Quốc hội cũ đã ủng hộ phương án cắt giảm thuế và tăng lương cho người lao động.
Điều may mắn cho Brussels là những vấn đề của Romania chỉ mang tính chất nội bộ mà không liên quan gì đến EU, cũng như NATO vì tất cả các lực lượng tham gia bầu cử sắp tới đều theo trường phái ủng hộ hai tổ chức này.
Ngoài các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý trên, năm 2017 còn là năm châu Âu sẽ chứng kiến hàng loạt các cuộc bầu cử khác như bầu cử Quốc hội Hà Lan (15/3/2017), bầu cử Tổng thống Pháp (tháng 4 hoặc tháng 5/2017), bầu cử ở hai khu vực Schleswig-Holstein và Bắc Rhine-Westphalia, Đức (7 và 14/5) và bầu cử Quốc hội Đức tháng 9/2017. Hầu hết ở các nước này đều có các lực lượng chính trị phản đối EU và NATO.
Do đó, kết quả các cuộc bầu cử sắp tới sẽ xác định xu thế phát triển của EU những năm tiếp theo và sự tồn tại của EU với tư cách là một liên minh.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn từ tờ «Expert – Chuyên gia».
Đức Dũng (Lược dịch)

0 comments:

Post a Comment